25 07

GIẢI PHÁP NHÀ MÁY THÔNG MINH CỦA VDATA



Nhà máy thông minh (Smart Factory) hay nhà máy kết nối (Connected Factory) thể hiện một bước nhảy vọt từ tự động hóa truyền thống đến một nhà máy với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối hoàn toàn và linh hoạt - có thể sử dụng một luồng dữ liệu liên tục từ các hoạt động và hệ thống sản xuất liên quan để kiểm soát, phân tích và cải tiến để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất...


Đây chính là cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nó đang được diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng ở rất nhiều các quốc gia phát triển trên thế giới, điều này mang lại cơ hội để thay đổi bộ mặt của nhiều quốc gia trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật, công nghệ đến y tế, giáo dục, ... Tuy nhiên ở đây chúng tôi muốn đề cấp đến trong lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, sự phát triển này hình thành lên các nhà máy thông minh với những tính năng ưu việt và tạo lên sự đột phá trong sản xuất.

I. NHÀ MÁY THÔNG MINH LÀ GÌ ?


Nhà máy thông minh (Smart Factory) là một cơ sở sản xuất được số hóa và có tính kết nối cao dựa vào sản xuất thông minh (smart manufacturing). Đây là một khái niệm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0).


Cụ thể :

- Nhà máy thông minh là thuật ngữ dùng để thể hiện về một môi trường sản xuất mà ở đây máy móc chính là thiết bị chính giúp cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua, tối ưu hóa và tự động hóa nhà máy. Bạn có thể hiểu: Cơ sở sản xuất trong mô hình nhà máy thông minh được số hóa và kết nối cao dựa trên phương thức sản xuất thông minh. Đây là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Công nghiệp 4.0.

- Smart Factory là sự kết nối giữa phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet. Ta sử dụng những phần mềm lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tổng hợp và phân tích dữ liệu của chúng.

- Giải pháp nhà máy thông minh (Smart Factory) là một bước nhảy vọt từ phương thức sản xuất tự động hóa truyền thống sang một phương thức sản xuất được kết nối và xử lý dữ liệu liên tục. Khả năng tự học từ hoạt động sản xuất và kinh doanh giúp hệ thống thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường.

- Điều quan trọng nhất: Smart Factory có khả năng phát triển, cải tiến phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của doanh nghiệp, nhà máy. Dù là mở rộng thị trường hay sản phẩm mới hay đáp ứng nhu cầu vận hành, bảo dưỡng, ... Một nhà máy thông minh khi được kết nối không thể thiếu một hệ thống MES để điều phối các chức năng hoạt động. Nhiều chức năng và tính năng được cung cấp bởi MES mà IloT (Industrial Internet of Things) khó có thể thay thế được. Hệ thống MES được tích hợp bởi các công nghệ như: thực tế mở rộng, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Auto – id, ... MES còn có tác dụng để Phân tích các chỉ số KPI và OEE trong sản xuất.

II . TỔNG QUAN NHÀ MÁY THÔNG MINH


Thông minh có thể địng nghĩa theo nhiều cách. Nó phụ thuộc vào từng hệ quy chiếu đánh giá, tuy nhiên dưới góc độ sản xuất, Nhà máy thông minh: là nhà máy áp dụng những thành tựu về công nghệ, giúp giải quyết những vẫn đề của sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất, tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng của sản phẩm,...


Theo đó cùng với sự phát triển của công nghệ, mô hình của nhà máy thông minh của mỗi thời kỳ sẽ khác nhau.

Có thể thấy nhà máy thông minh qua các giai đoạn:


1. Nhà máy thông minh thời cách mạng công nghiệp 1.0

Sử dụng máy móc dụng cụ cơ khí để nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời sử dụng các loại động cơ hơi nước để thay sức của người hoặc động vật. Việc này đã nâng hiệu suất sản xuất nên gấp 4- 8 lần.

2. Nhà máy thông minh thời cách mạng công nghiệp 2.0

Sự phát minh của điện, và động cơ điện. Nhà máy áp dụng những công nghệ này trong nhiều ứng dụng: chiếu sáng, máy móc sử dụng động cơ điện như máy công cụ, dây chuyền sản xuất, các thiết bị gia nhiệt điện ... Tạo ra bước đột phá về phương thức sản xuất, thời kỳ này các dây chuyền sản xuất hàng loạt đã xuất hiện.

3. Nhà máy thông minh thời cách mạng công nghiệp 3.0

Sự ra đời của các chíp điện tử bán dẫn giúp tạo ra các cỗ máy tính thông minh. Một kỉ nguyên mới về công nghệ thông tin đã được mở ra. Đây là nền tảng cho tất cả các nền sản xuất hiện đại này nay. Máy tính & phần mền ứng dụng đang là công cụ không thể thiếu trong mỗi nhà máy. Từ khâu thiết kế, lên kế hoạch, tổ chức sản xuất, lưu trữ dữ liệu xử lý thông tin, đến thanh toán, giao tiếp kết nối ... Song song với máy tính, sự phát triển các bộ điều khiển logic, Vi điều khiển được tích hợp trong máy móc để tạo ra những máy, hệ thống tự động hóa tinh vi hiện đại nhằm thay thế con người trong nhiều công đoạn cũng như lĩnh vực. Việc này giúp sản xuất nâng cao hiệu quả, chất lượng, tạo ra được những sản phẩm phức tạp tinh xảo hơn.

4. Nhà máy thông minh trong thời kỳ 4.0

Kế thừa những đặc điểm của nhà máy thông minh 3.0. Với máy tính, số hóa dữ liệu, các máy tự động, các hệ thống camera và cảm biến. Đây là một cuộc cách mạng thay đổi sâu rộng các phương thức sản xuất. Các hệ thống tự động đảm nhiệm những công đoạn tách biệt trong sản xuất. Vai trò vận hành giám sát, bảo trì bảo dưỡng và quản lý cũng như cung cấp những thông tin đầu vào vẫn cần vai trò con người. Máy móc càng hiện đại năng xuất càng cao đồng nghĩa với nó là những dữ liệu đầu vào càng phải xử lý phức tạp. Chỉ cần thông tin không được xử lí kịp thời là có thể một lượng hàng lớn được coi là phế phẩm có thể được sản xuất dẫn đến tổn thất là rất lớn.

Ví dụ : Để lên kế hoạch sản xuất cho máy cắt laser. Bộ phận kế hoạch phải xác nhận đơn hàng, dữ liệu tồn kho, năng lực sản xuất thực tế của máy, kế hoạch hiện tại của máy, kế hoạch bảo trì bảo dưỡng của máy... Cần phải xử lý rất nhiều thông tin mới đưa ra được kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó các thông tin có thể rất khó kiểm soát ví dụ như: thông tin đánh giá hiệu suất thực tế của máy ( để đánh giá được chính xác cần rất nhiều dữ liệu ), hoặc thông tin tồn kho mà chỉ có thể đánh giá được thông tin hàng còn trong kho, còn các hàng đang trong tiến trình sản xuất, vận chuyển, hàng lỗi..vv. Qua đó chúng ta có thể thấy vấn đề tồn tại của sản xuất là:

- Thời gian sản xuất kéo dài do mất thời gian ở khâu trung gian xử lý dữ liệu

- Rủi ro trong sản xuất có thể xảy ra nếu thông tin thiếu sự chính xác

- Cần sử dụng nhân công trong khâu xử lý trung gian

- Hiệu suất của máy móc không được tận dụng hết công suất gây lãng phí

Nhà máy thông minh 4.0


Áp dụng những thành tựu của của nền công nghiệp 4.0 với các nền tảng IOT, AI, BIG Data... Các đối tượng trong nhà máy được kết nối với nhau (IOT). Với sự phát triển của các cảm biến hiện tại, gần như các thông tin cần thiết để mô tả hệ thống đều có thể thu thập và số hóa (Digitalization), toàn bộ các thông tin, dữ liệu của các thành phần (Things) được cập nhật tức thời lên hệ thống dữ liệu chung (Big Data). Các dữ liệu được tự động xử lý đồng bộ từ khâu đầu vào tới khâu đầu ra, đảm bảo tính liên tục, và thích ứng trong chuỗi sản xuất của nhà máy. Đồng thời qua đó con người gần như có thể kiểm soát hoàn toàn và tức thời toàn bộ chuỗi sản xuất của nhà máy.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

==========================================

Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG SỐ VDATA

Địa chỉ: Tầng 18, tòa CEO Tower, Lô HH2-1, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Hotline: 098.984.8886

Website: https://vdata.com.vn/