19 07

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT



Chuyển đổi số chính là chìa khóa mở đầu cho công việc triển khai Nhà Máy Thông Minh. Số hóa chính là bước đệm trong việc triển khai nhà máy thông minh. Việc số hóa dữ liệu giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong việc quản lý và vận hành. Đây là quan điểm mà hầu hết các chủ doanh nghiệp đều đồng ý trong quá trình chuyển mình từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất tự động hóa với Nhà Máy Thông Minh.



Vậy, chuyển đổi số là gì và các bước thực hiện chuyển đổi số như thế nào?

1. Hạ tầng số

Kế hoạch để chuẩn bị cơ sở hạ tầng số bắt đầu từ hai câu hỏi cần doanh nghiệp trả lời: Quy mô của hệ thống thế nào và nhu cầu số hóa của doanh nghiệp ra sao?

Có hai lựa chọn về lưu trữ cho doanh nghiệp là dịch vụ đám mây tập trung hoặc sever vật lý. Sau đó sẽ đầu tư vào máy móc điện tử, cơ sở dữ liệu, công nghệ, xây dựng quy trình và cách vận hành.

Song song với việc đó, việc chuyển đổi về mặt con người cũng vô cùng cần thiết để phục vụ cho chuyển đổi số. Tất cả những bộ phận như: Công nghệ thông tin, vận hành sản xuất và tư vấn pháp lý đều cần phải xây dựng và đào tạo một cách bài bản.

Việc nhẫn nại cũng là một yếu tố cần thiết trong quá trình triển khai vì việc chuẩn bị triển khai nhà máy thông minh, doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều cho nhân lực và vật lực.

2. Số hóa tư liệu sản xuất

Doanh nghiệp cần tiến hành các hình thức kết nối phù hợp sau khi xây dựng xong hạ tầng số phục vụ cho triển khai nhà máy thông minh. Ứng dụng công nghệ IoT là hình thức phù hợp, IoT giúp kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng internet nội bộ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xem xét, đánh giá các thiết bị hiện tại có còn phù hợp để kết nối không cũng là một việc hết sức quan trọng.

Hệ thống phân tích dữ liệu trung tâm sẽ tiếp nhận, xử lý toàn bộ các thông tin, dữ liệu được thu thập từ các thiết bị cảm biến, đo đạc.

3. Số hóa hệ thống quản trị

Số hóa tài liệu hạn chế in ấn giấy tờ là việc cơ bản nhất của số hóa hện thống quản trị. Tiếp đó, doanh nghiệp cần liên kết các dữ liệu thu được để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động của doanh nghiệp.




Để thực hiện được vệc này, doanh nghiệp cần phải tích hợp them hệ thống hoạch địch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống điều hành sản xuất (MES).

- Hệ thống MES hầu như tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất.

- ERP hộ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp. Giúp liên kết các sự kiện của khu vực sản xuất với các sự kiện kinh doanh, bán hang, mua hang, bảo trì máy móc thiết bị và tài chính kế toán.

Dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm kể trên bộ trợ cho nhau trong mô hình nhà máy thông minh, từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ quá trình sản xuất, hoạt động và quản lý để có thể đưa ra các quyết định chính xác nhất liên quan đến hoạt động sản xuất.

Tình hình thực tế và định hướng phát triển của doanh nghiệp sẽ quyết định việc triển khai nhà máy thông minh như thế nào cho phù hợp. Tuy nhiên, việc số hóa toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp là điều cần thiết.

Dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm tích hợp hỗ trợ cho nhau sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về các hoạt động sản xuất và quản lý. Từ đó đưa ra các quyết định, chiến lược tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất của mình.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

==========================================

Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG SỐ VDATA

Địa chỉ: Tầng 18, tòa CEO Tower, Lô HH2-1, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Hotline: 098.984.8886

Website: https://vdata.com.vn/