20 03

Thực trạng cáp quang biển tại Việt Nam hiện nay



Hệ thống cáp quang đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, gia đình, tổ chức. Đặc biệt, nhu cầu kết nối quốc tế càng ngày càng cao do vậy việc có một đường truyển ổn định và khoẻ lại càng trở nên quan trọng và cấp bách. Hệ thống cáp quang biển giúp nối liền khoảng cách giữa các quốc gia, châu lục, vùng miền. Cáp quang biển biển có nhiều ưu điểm vượt trội, được ưa chuộng hơn truyền hình vệ tinh vì tốc độ và độ tin cậy của hệ thống này khá cao, hiếm khi bị hỏng.

Cấu tạo cáp quang biển


Cấu tạo cáp quang biển


Nếu ví hệ thống mạng Internet tại Việt Nam là một ngôi nhà thì các tuyến cáp quang biển Việt Nam chính là "cửa ngõ" để chúng ta kết nối với thế giới liên tục 24/24.

Cáp quang biển được dùng để chỉ các cáp viễn thông có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa, và sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu (cáp quang) được đặt dưới đáy biển. Ngày nay, cáp quang biển là cầu nối viễn thông, Internet giữa tất cả các châu lục toàn cầu (trừ vùng Nam Cực).

Sợi cáp quang biển điển hình có đường kính 69mm, nặng khoảng 10kg/m (một số loại cáp mỏng và có khối lượng nhẹ hơn có thể được dùng tại các khu vực đáy biển sâu).

Mỗi sợi cáp quang biển được kết thành từ bó rất nhiều sợi cáp quang với lớp vỏ bảo vệ nhiều lớp để đảm bảo độ an toàn cho cáp trong môi trường đáy biển khắc nghiệt như: Nhựa PE, thép, nhôm, nhựa polycarbonate, đồng hoặc nhôm…

Tuy chịu đựng được môi trường nước biển với nồng độ muối cao, cáp quang không chịu được nhiệt độ đến -80oC và môi trường đóng băng quanh năm, vì thế đến nay vẫn chưa có đường cáp quang nào kết nối khu vực Nam Cực.

Về cơ cấu hoạt động cáp quang biển


Cáp quang truyền dẫn tín hiệu dưới dạng xung ánh sáng do một diode phát sáng (LED) hoặc laser truyền vào, sau đó, cảm ứng quang ở đầu phát chuyển xung ánh sáng này ngược trở lại thành dữ liệu.

Cáp quang có nhiều ưu điểm như mỏng hơn cáp đồng, chỉ truyền tín hiệu ánh sáng nên nhanh, không bị nhiễu, khó bị can thiệp (như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu… ), không cháy (do không có điện chạy qua cáp). Đặc biệt, độ suy giảm tín hiệu của cáp quang cực kì thấp và có dung lượng truyền tải cao (mỗi sợi cáp quang nhỏ hơn cáp đồng nên một bó cáp cùng kích thước có thể gồm nhiều sợi cáp hơn, và do đó truyền tải được nhiều kênh tín hiệu hơn). Chính nhờ những đặc điểm về cơ cấu hoạt động và đặc tính vật lí của mình, cáp quang ngày nay đã trở thành phương tiện kết nối thông tin trọng yếu xuyên lục địa trên toàn cầu (Châu Á, Châu u, Châu Mỹ,… khoảng cách về thông tin được rút ngắn chỉ tính bằng giây (s))

Sự cố cáp quang biển bị đứt


Gần đây, tuy việc kết nối qua vệ tinh đã được triển khai tại nhiều vùng và thử nghiệm trên diện rộng tại một số quốc gia, cáp quang biển vẫn giữ vai trò trọng yếu trong kết nối thông tin toàn cầu. Đến năm 2006, các liên lạc qua vệ tinh vẫn chỉ chiếm khoảng 1% lưu lượng thông tin quốc tế toàn cầu. Điều này cũng không lạ khi cho đến thời điểm hiện tại, lưu lượng truyền tải của các đường cáp quang có thể đạt đến hàng terabit/giây trong khi chỉ vào hàng megabit/giây với độ trễ cao hơn rất nhiều trên đường truyền vệ tinh. Thực tế cho thấy sự phụ thuộc vào các đường cáp quang quốc tế là vô cùng to lớn và bất kì sự cố nào ảnh hưởng đến các tuyến cáp xuyên biển cũng sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, để đảm bảo an toàn, thông suốt trong các kết nối thông tin, một quốc gia thường có nhiều tuyến cáp liên kết với các cổng Internet thế giới.

Vai trò của cáp quang biển đối với Việt Nam


Tại Việt Nam, các kết nối Internet quốc tế hiện tại, cũng tương tự nhiều nước khác trên thế giới, chủ yếu phụ thuộc vào các đường cáp quang biển

Việt Nam đang tham gia khai thác các tuyến cáp biển quốc tế sau:

  • AAG (Asia-America Gateway),
  • SMW3 (SEA-ME-WE 3),
  • APG (Asia Pacific Gateway),
  • AAE-1 (Asia Africa Europe 1),
  • TGN-IA (Tata TGN Intra-Asia),
  • T-V-H (Thailand-Vietnam-HongKong)
  • SJC2 đang thi công (Southeast Asia-Japan Cable 2)
Gần đây các tuyến cáp quang của Việt Nam gặp sự cố đứt dây tại nhiều điểm. Dù với lí do khách quan hay chủ quan, rõ ràng đã đến lúc phải nhìn nhận lại về vấn đề kết nối thông tin toàn cầu vì việc đứt cáp quang biển không phải là vấn đề riêng tại Việt Nam khi mà bảo vệ đường cáp trên biển không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các cáp quang đều đã sửa chữa và ổn định đường truyền quốc tế.