19 02

Những giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp



Sự phát triển của doanh nghiệp kéo theo sự gia tăng không ngừng của dung lượng lưu trữ. Trong khi đó, người dùng cũng yêu cầu tính ổn định, hiệu năng truy xuất, sự sẵn sàng của dữ liệu ngày càng cao. Đó là lý do các giải pháp lưu trữ máy chủ ngày càng trở nên đa dạng. Mỗi doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ lưu trữ phù hợp tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính.

giải pháp lưu trữ máy chủ

Những giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp


Hiện nay, doanh nghiệp có thể dùng nhiều thiết bị, công nghệ khác nhau để làm hệ thống lưu trữ. Một số lựa chọn phổ biến của doanh nghiệp hiện nay như:

  • Ổ đĩa USB Flash Memory
  • Ổ cứng gắn ngoài
  • Network Attached Storage – Thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng
  • Online Storage – Giải pháp lưu trữ đám mây

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các giải pháp lưu trữ dữ liệu mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong nội dung bên dưới.

Ổ đĩa USB Flash Memory


Thiết kế của USB nhỏ gọn, hướng tới sự thuận tiện, đa năng, có khả năng di động. Người dùng có thể mang theo USB đến bất cứ đâu một cách dễ dàng. Ổ USB Flash cũng không ngừng được cải tiến, tăng dung lượng lưu trữ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng. Bạn có thể dùng loại ổ đĩa này cho nhiều mục đích khác nhau.

Ổ đĩa USB Flash Memory


Ổ đĩa USD tiêu thụ ít năng lượng, có thể kết nối với cổng USB của PC, Laptop,… để sao lưu các tệp khi đang di chuyển. Thậm chí, nó còn cung cấp mã hóa để bảo vệ các tệp. Do đó, người dùng hoàn toàn không lo bị lộ dữ liệu nếu chẳng may ổ đĩa bị mất.


Một số loại USB còn cho phép lưu trữ Internet Explorer Bookmarks, Outlook, File dữ liệu,… Bạn hoàn toàn có thể làm việc trên bất kỳ máy tính nào với dữ liệu được lưu trữ từ USB.

Ổ cứng gắn ngoài – Giải pháp lưu trữ dữ liệu cá nhân


Bạn có thể tăng thêm dung lượng lưu trữ đơn giản, ít tốn kém bằng việc kết nối máy tính với ổ cứng ngoài. Tuy nhiên, bạn không thể truy cập trực tuyến từ xa các dữ liệu trên ổ đĩa ngoài.

Ổ cứng


Khi có việc đi công tác không thể mang máy tính chứa các tệp mình thường làm, bạn sẽ phải mang theo ổ cứng gắn ngoài. Hoặc bạn phải sao chép dữ liệu cần thiết sang ổ đĩa trong của Laptop, ổ USB,… Ngoài ra, nếu không may thảm họa xảy ra, chắc chắn dữ liệu sẽ không được bảo vệ an toàn.

Network Attached Storage – Hệ thống lưu trữ giao tiếp qua mạng


Giải pháp Network Attached Storage (NAS) thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua NAS, bạn có thể truy cập dữ liệu đơn giản, an toàn, nhanh chóng trong môi trường mạng IP. NAS giúp giảm tải việc phân phối tệp từ các máy chủ khác trên mạng. Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô dễ dàng để đáp ứng yêu cầu lưu trữ tăng lên.

Network Attached Storage có thể là một ổ đĩa cứng với một cổng Ethernet, hay tích hợp kết nối Wi-Fi. NAS có thể cung cấp thêm cổng FireWire và USB để kết nối các ổ đĩa cứng gắn ngoài. Thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng cũng hỗ trợ tính năng in từ máy chủ để nhiều người cùng chia sẻ một máy in dễ dàng.

Online Storage – Giải pháp máy chủ đám mây


Các dịch vụ sao lưu, hệ thống lưu trữ từ xa qua Internet giúp bảo vệ dữ liệu an toàn và bảo mật hơn. Vì thế việc chọn thuê máy chủ Cloud chất lượng, bảo mật tại các Data Center cũng là việc ưu tiên hàng đầu.


Giải pháp lưu trữ máy chủ cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ các File dung lượng lớn với đối tác, khách hàng mà không cần gửi qua Email. Bạn chỉ cần cấp cho họ quyền truy cập vào dịch vụ Online Storage đang sử dụng. Một ưu điểm khác nữa là người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Online Storage từ bất cứ một máy tính nào, ở bất kỳ vị trí địa lý nào thông qua trình duyệt Web.

Nên chọn nền tảng Server nào để làm hệ thống lưu trữ trong doanh nghiệp?


Server được xem là thành phần không thể thiếu trong hệ thống lưu trữ máy chủ. Các hệ thống Server hiện nay được cung cấp dưới nhiều giải pháp khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa trên nhu cầu sử dụng mà lựa chọn nền tảng phù hợp.

  • Dedicated Server – Máy chủ riêng
  • VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo
  • Cloud Server – Máy chủ Cloud

Dedicated Server – Máy chủ riêng


Máy chủ dùng riêng
(Dedicated Server) có tốc độ xử lý rất cao, gồm các thiết bị phần cứng độc lập. Nó có thể phục vụ cùng lúc một số lượng lớn khách hàng nhờ băng thông của trang Web được đáp ứng tối đa. Tuy nhiên, Dedicated Server có chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì khá cao. Việc thay thế thiết bị phần cứng cũng phức tạp khiến khả năng mở rộng bị ảnh hưởng ít nhiều.

giải pháp lưu trữ
Hơn thế nữa, sao lưu dữ liệu trên Dedicated Server cũng khó khăn hơn so với VPS hay Cloud Server. Do vậy, hệ thống này thường được dùng cho các doanh nghiệp lớn với tài chính và khả năng hoạt động ổn định.

VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo


VPS bao gồm các thành phần là CPU, dung lượng ổ HDD, RAM riêng. Độ ổn định của máy chủ vật lý sẽ ảnh hưởng hoạt động của máy chủ riêng ảo. Nếu máy chủ vật lý gặp trục trặc, hệ thống VPS có thể dừng hoạt động và bị mất dữ liệu.

Khi sử dụng VPS, doanh nghiệp phải trả chi phí cho toàn bộ cấu hình của hệ thống này. Việc mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên trên VPS sẽ bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý. Tuy nhiên, quá trình này sẽ ít tốn kém và nhanh hơn nhiều so với Dedicated Server.

Cloud Server – Máy chủ Cloud


Máy chủ Cloud là loại hình lưu trữ phổ biến nhất hiện nay. Nó khắc phục được hầu hết nhược điểm của máy chủ vật lý và VPS. Cloud Server hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây.

giáp pháp lưu trữ


Lợi ích của giải pháp máy chủ đám mây – Cloud Server


Dịch vụ lưu trữ máy chủ đám mây (Cloud Server) mang lại cho người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lớn nhiều lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho những không gian lưu trữ mình sử dụng. Đồng thời, bạn cũng không cần bỏ nhiều chi phí để mua ổ cứng, phần cứng,…
  • Chia sẻ dễ dàng: Doanh nghiệp có thể chia sẻ quyền truy cập cho nhân viên, đối tác, khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.
  • Khả năng đồng bộ hóa cao: Dữ liệu có thể được truy cập, đồng bộ hóa dễ dàng từ tất cả các thiết bị thông qua kết nối Internet với lưu trữ máy chủ đám mây. Khi chuyển các tài liệu giữa các thiết bị, chúng được giữ nguyên, cập nhật tự động.
  • Tự động hóa: Nhiệm vụ sao lưu dữ liệu sẽ được quy trình tự động hóa của Cloud Server thực hiện. Bạn chỉ cần chọn dữ liệu cần sao lưu, thời gian, tần suất sao lưu,…
  • Khả năng mở rộng: Cloud Server có tính linh hoạt cao. Bất cứ khi nào có nhu cầu, bạn đều có thể mở rộng quy mô môi trường lưu trữ đám mây của mình.
  • Tính bảo mật cao: Các dữ liệu lưu trữ trên đám mây sẽ được Back Up, bảo vệ an toàn trước lỗi phần cứng.
  • Giúp bạn quản lý thông tin dễ dàng với các tính năng phân quyền, chia sẻ dữ liệu nội bộ, cá nhân, quản trị thành viên.
  • Khả năng truy cập và sử dụng: Bạn có thể thao tác kéo và thả các tệp dễ dàng trong bộ nhớ đám mây để lưu trữ, sao chép dữ liệu. Ngoài ra, bạn có thể truy cập các dữ liệu dễ dàng từ bất cứ nơi nào với thiết bị thông minh được kết nối Internet.

Tổng kết các giải pháp máy chủ


Để xây dựng được hệ thống lưu trữ máy chủ phù hợp. Bạn cần xác định nhu cầu, quy mô của doanh nghiệp. Cân nhắc các ưu nhược điểm của từng hệ thống để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bạn cũng cần cân nhắc đến một kế hoạch lưu trữ trong dài hạn. Nhằm tránh những thay đổi không cần thiết khi sử dụng.