Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ trong thời gian nay hạn chế mở cửa. Nhiều công ty cho nhân viên làm việc tại nhà, vì thế việc sử dụng mạng Internet trở nên tăng cao. Gần đây, mạng xã hội, các ứng dụng mua sắm trực tuyến có lượt sử dụng tăng đột biến. Tình trạng mạng đang gặp những sự cố, load ảnh trong thời gian dài, xem video bị nghẽn mạng giữa chừng. Để đáp ứng lượng tiêu thụ trong thời điểm này, nhiều ông lớn công nghệ đã có chính sách giảm chất lượng video để tăng sự mượt mà sử dụng giao diện trên Internet.
Từ ngày 24/3, các video trên YouTube sẽ tự phát ở độ phân giải SD. Nếu muốn nâng chất lượng video, người dùng phải tự điều chỉnh.
Hiện châu Âu đang đưa ra biện pháp tạm thời, yêu cầu các nền tảng phát trực tuyến hạ chất lượng video để giảm tải cho băng thông trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Chúng tôi tiếp tục hợp tác với các cơ quan chính phủ và nhà mạng trên toàn cầu để góp phần giảm tải băng thông trong tình huống chưa từng xảy ra này", đại diện YouTube nói với Bloomberg.
Không riêng YouTube, Netflix cũng được các công ty viễn thông Ấn Độ yêu cầu hạ thấp chất lượng video để giảm tải cho cơ sở hạ tầng của họ. Đáp lại, Netflix tuyên bố giảm bitrate trong 30 ngày giúp giảm tải 25% lưu lượng truy cập.
Ngoài ra, các nền tảng như Tik Tok, Apple+, Disney cũng tuân thủ yêu cầu này từ nhà chức trách châu u để ưu tiên băng thông cho các dịch vụ quan trọng như y tế, ngân hàng, học online...
"Chúng tôi muốn nền tảng của mình là nơi cộng đồng chia sẻ, thưởng thức những nội dung video chất lượng. Nhưng việc lưu lượng truy cập tăng đột biến gây ảnh hưởng cơ sở hạ tầng mạng là điều không nên. Vì vậy, chúng tôi sẽ hạn chế người dân châu u xem nội dung độ phân giải cao trong 30 ngày", đại diện TikTok cho biết.
Ngày 24/3, Facebook cũng thông báo sẽ hạ chất lượng video trên các nền tảng của họ trong đó có Instagram. Hiện, người dùng Facebook chỉ có thể xem video chất lượng 240-360p.