22 07

Cách mạng 4.0 và thách thức trong Quản trị Nguồn nhân lực



Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức lớn đối với các nhà quản lý trong cách quản trị và vận hành doanh nghiệp. Trong đó, bài toán mà các nhà quản trị đang loay hoay đi tìm lời giải là việc cập nhật xu hướng Quản trị Nguồn nhân lực để phù hợp với thời cuộc, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Thách thức trong Quản trị Nguồn nhân lực thời đại số

Với từ khóa “Chuyển đổi số” trong năm 2021 đã giúp các nhà quản lý nhận thức về ứng dụng công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp. Bước sang 2022, quản trị nhân sự cần vượt ra khỏi những khuôn khổ truyền thống để có những thay đổi phù hợp với không gian làm việc được số hóa dưới áp lực và sự cạnh tranh trong việc đi tắt đón đầu công nghệ.


Quản trị nhân sự trên nền tảng kỹ thuật số được xem là cơ hội và cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp dưới sự dịch chuyển mô hình làm việc trong Cuộc cách mạng 4.0. Theo KPMG, 67% CEO cho biết sẽ đầu tư vào công nghệ, 33% cho biết sẽ đầu tư vào kỹ năng của người lao động. Dự báo nhân sự của các nhà nghiên cứu tại Stanford cũng cho thấy, lực lượng lao động 2025 sẽ biến đổi một cách đáng kể để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Theo đó, tiếp cận và áp dụng công nghệ trong hoạt động quản trị là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh, hướng đến mục tiêu và xu hướng trong tương lai. Số liệu từ tạp chí SHRM cũng chỉ ra: 60% nhân sự toàn cầu sẽ được chuyển dịch đến môi trường tự động hóa để làm việc và cống hiến. Ở đây các văn phòng sẽ không còn tồn tại tình trạng quản lý dữ liệu, con người một cách thủ công.


Có thể thấy, dưới sự tác động của công nghệ số, các phần mềm quản trị nhân sự đang lên ngôi và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tự động hóa cơ chế quản trị nguồn nhân lực.