11 02

10 bước nâng cao hiệu suất và độ sẵn sàng của trung tâm dữ liệu



Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, trung tâm dữ liệu đã trở thành một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp và dịch vụ khách hàng.


Trung tâm dữ liệu trong giai đoạn này đã trải qua một quá trình phát triển trong bối cảnh các năng lực về tính toán và lưu trữ dữ liệu đã phát triển vượt bậc.

Theo truyền thống, các trung tâm dữ liệu thường được thiết kế với khoảng không gian dự phòng để hỗ trợ cho sự phát triển, nhưng trong thập kỷ vừa qua, nhu cầu gia tăng nhanh chóng đến nỗi dung lượng CNTT bổ sung thêm đã chiếm hết không gian dự phòng và vượt cả nguồn cung về phương diện không gian mặt sàn cũng như công suất nguồn điện và làm mát. Vấn đề đó tạo ra những mâu thuẫn khi mà bộ phận nhân sự cơ sở đã phải cố gắng hết sức để cung cấp nhu cầu CNTT cho công suất máy chủ.

độ sẵn sàng của trung tâm dữ liệu


Các bước được đề cập đến trong bài viết này thể hiện các chiến lược đã được kiểm chứng để nâng cao hiệu suất và độ sẵn sàng của trung tâm dữ liệu và tạo ra nền tảng cho hoạt động quản lý trung tâm dữ liệu toàn diện.


Tại đa số các tổ chức, nhà quản lý trung tâm dữ liệu thiếu các công cụ để có thể giải quyết những thách thức này một cách hiệu quả. Các hệ thống quản lý mạng cần thiết cho nhân viên CNTT trong việc giám sát và quản lý thiết bị CNTT đã không xử lý được những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến mức độ tiêu thụ năng lượng, dung lượng tủ rack khả dụng hay nhiệt độ không khí xung quanh, vốn là những yếu tố cần thiết để quản lý trung tâm dữ liệu một cách chủ động. Ngoài ra, các hệ thống quản lý tòa nhà được nhân viên cơ sở sử dụng để giám sát nguồn điện và làm mát trong trung tâm dữ liệu cũng không cung cấp được năng lực cảnh báo cần thiết cho những hệ thống trọng yếu hay tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống.

Việc chuyển đổi từ hướng tiếp cận thụ động sang hướng tiếp cận chủ động trong giám sát cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý mới với khả năng cung cấp thông tin về cơ sở hạ tầng vật lý của trung tâm dữ liệu cả về phương diện CNTT và phương diện cơ sở.

Quản lý cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu (DCIM) là một bộ giải pháp giám sát cơ sở hạ tầng trong đó bao gồm khả năng quản lý cơ sở hạ tầng vật lý của trung tâm dữ liệu nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu suất và độ sẵn sàng của trung tâm dữ liệu.


DCIM bao gồm năng lực quản lý lớp cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu (nguồn điện, làm mát và không gian vật lý), lớp cơ sở hạ tầng CNTT (các thiết bị điện toán, lưu trữ và truyền thông) và phần giữa hai lớp đó (Hình 1).

Nhờ khả năng quản lý được phần giữa hai lớp, các nhà quản lý trung tâm dữ liệu có được thông tin về dung lượng thực của các hệ thống CNTT và cơ sở hạ tầng, cho phép họ quản lý dung lượng thực tế chặt chẽ hơn thay vì những ước tính mang tính bảo thủ trong đó dành một số phần trăm dung lượng không sử dụng để dự phòng. Emerson Network Power - một doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm, phần cứng và các dịch vụ tối ưu cơ sở hạ tầng của các trung tâm dữ liệu, mạng lưới truyền thông, các cơ sở y tế và công nghiệp, đã giới thiệu một quy trình 10 bước đơn giản và logic sau để xây dựng một hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng hiệu quả với khả năng mang lại giá trị ở hiện tại và tạo ra một nền tảng cho mô hình quản lý cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu toàn diện:

1. Đo nhiệt độ

2. Giám sát nguồn điện

3. Giám sát các điều kiện của tủ rack

4. Phát hiện rò rỉ chất lỏng

5. Điều khiển hệ thống làm mát chính xác một cách thông minh

6. Điều khiển nguồn điện trọng yếu một cách thông minh

7. Quản lý các thông báo và cảnh báo

8. Giám sát hiệu suất năng lượng

9. Giám sát ắc quy

10. Giám sát và quản lý từ xa