Nhà thông minh là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động, thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên smartphone, máy tính bảng hoặc một giao diện web.
Trên thế giới, nhà thông minh được xem là một lĩnh vực có dư địa phát triển rất lớn, được các đại gia công nghệ hàng đầu như Microsoft, Apple, Google, Samsung… đón đầu với xu hướng này bằng một loạt vụ thâu tóm. Google mua lại Nest (hãng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và thiết bị báo khói), Samsung ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong các thiết bị của hãng, Apple giới thiệu nền tảng phát triển ứng dụng nhà thông minh HomeKit.
Còn Việt Nam, thị trường nhà thông minh đang cạnh tranh khốc liệt sự góp mặt của hàng loạt các thương hiệu ngoài nước lẫn trong nước như Lumi, Smart, Bkav, Crestron,...
Dựa trên phương thức truyền tín hiệu nhà thông minh, người ta thường chia làm 2 loại: Nhà thông minh không dây kết nối dạng sóng vô tuyến và nhà thông minh đi dây kết nối dạng Bus
Nhà thông minh không dây
Với các chuẩn kết nối không dây nổi tiếng đó là Zigbee và Zwave hoặc Wifi. Các thiết bị truyền tín hiệu và kết nối với nhau theo dạng sóng.
- Ưu điểm: Dễ dàng thi công và lắp đặt, có thể biến một ngôi nhà bình thường thành nhà thông minh trong 1 ngày mà không cần thay đổi bất kỳ kết cấu gì của ngôi nhà, chi phí và giá thành hợp lý.
- Nhược điểm: Hệ thống ảnh hưởng bởi độ bao phủ sóng của các thiết bị, nhiều khi bị ảnh hưởng khoảng cách do vách ngăn, tường chắn… làm giảm tốc độ đáp ứng.
Nhà thông minh có dây
Hiện tại thế giới đang sửa dụng chuẩn đi dây nỗi tiếng của Châu Âu đó là chuẩn KNX, các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây.
Là hệ thống nhà thông minh truyền tín hiệu điều khiển qua mạng “Không dây”. Loại Smarthome này sử dụng sóng Z-Wave/ZigBee – đây là một loại sóng radio có tần số ngắn giúp truyền tải thông tin tín hiệu khá ổn định trong ngôi nhà trung bình và nhỏ.
Giải pháp sử dụng sóng Zigbee vào nhà thông minh đa số là qua những thiết bị công tắc, hệ thống an ninh được tích hợp thêm bộ thu và phát sóng Zigbee để nhận lệnh điều khiển của chủ nhà. Những thiết bị này đều có chi phí rẻ trên thị trường lại tiết kiệm điện năng hơn các loại sóng khác như Wifi, Bluetooth, hồng ngoại…
Giải pháp này được sử dụng phổ biến hơn ở Việt Nam với các ưu điểm:
- Giá thành thấp và không tốn tiền đi dây tín hiệu;
- Lắp đặt thiết bị dễ dàng dù đã hoàn thiện, thay đổi thiết bị khi hư hỏng;
- Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng hơn hệ thống có dây;
Các công trình phù hợp lắp đặt nhà thông minh không dây: Bất kỳ công trình nào cũng có thể lắp đặt nhà thông minh không dây. Tuy nhiên tùy theo kiến trúc, kết cấu công trình mà các giải pháp thiết kế lắp đặt sẽ khác nhau để phù hợp với tính năng của từng công trình. Cụ thể:
Công trình nhà phố, biệt thự đã hoàn thiện:
Đối với những công trình như thế này thì giải pháp nhà thông minh không dây là giải pháp tối ưu nhất, tránh việc ảnh hưởng đến tường đi lại dây, đồng thời tiện lợi thi công, lắp đặt. Cần lắp đặt thêm bộ điều khiển trung tâm sóng Zigbee để thiết bị hoạt động ổn định.
Công trình căn hộ chung cư, cao ốc văn phòng:
Với diện tích nhỏ và không quá nhiều lớp tường cũng như số lượng thiết bị điện không quá nhiều, sóng Zigbee sẽ đủ ổn định để vận hành ngôi nhà hiệu quả.